11 July, 2012

PTI – CEO54 Xây dựng văn hoá doanh nghiệp

PTI – CEO54  Xây dựng văn hoá doanh nghiệp – TS. Phạm Văn Phổ.
Định nghĩa văn Hoá của người Hy Lạp cổ đại:
Văn hoá xuất phát từ tiếng La Tinh: CULTUS nghĩa là  – Trồng trọt, gieo trồng, vun xới
  1. Trồng trọt, vun xới cây cối, thảo mộc => xanh tươi, tươi tốt.
  2. Trồng trọt, vun xới tinh thần (tâm hồn): Giáo dục, đào tạo con người hay một cộng đồng người để họ trở nên tốt đẹp hơn, sống với nhau tử tế, tôn trọng, thương yêu, không làm tổn thương và không xúc phạm.
VĂN HOÁ là TỐT, ĐẸP trong 2 mối quan hệ: Con người và thiên nhiên, con người và con người:  Chân, Thiện, Mỹ.
Được sống giữa những con người có văn hoá bao giờ cũng là một cuộc sống dễ chịu, hạnh phúc và đáng mơ ước.
Có người học vấn cao nhưng chưa chắc đã có văn hoá, ngược lại, có người tuy học ít nhưng sống có văn hoá.
(Sống có văn hoá. Báo Phụ nữ Thế Giới)
Văn hoá loài Yến Hàng.
…Tạo hoá sinh ra muôn loài, nhưng chẳng có loài nào làm nhà bằng máu thịt của chính mình như yến Hàng.
Suốt một năm, chúng đi  sớm về khuya để tích luỹ thứ nhựa sống kỳ diệu. Đông y gọi thứ nhựa ấy là “Tâm dịch”,  “Ngọc dịch” hay “Huyền tương”, ta gọi thứ nhựa ấy là nước dãi. Trước tết Nguyên đán, chim yến “rút ruột” làm tổ. Chúng nhả ra dòng “Tâm dịch” trong suốt, “đan” thành chiếc tổ xinh xắn, trắng ngà.

Yến Hàng sống với nhau tử tế và có “văn hoá cao”: chim đực, chim mái cùng nhau làm tổ, ấp trứng, nuôI con. Đặc biệt, yến Hàng không bao giờ tranh giành tổ của nhau, bởi vậy, trong xã hội loài yến không có xung đột, khiếu kiện về đất đai, nhà cửa.

Có người bảo chim yến “dạy” con tình yêu quê hương từ nhỏ. Những tiếng kêu “chíp chíp” của chim con phát ra, đập vào vách đá, dội lại tai chúng, tạo nên trong não tín hiệu “quê hương”.

Con người đã thử nghiệm mang chim yến đến một nơi đầy “hoa thơm, mật ngọt”, nhưng chúng vẫn tìm về nơi “chôn rau, cắt rốn” của mình. Con người có thể lạc lối, còn chim yến thì không.
(Trích trong bài “Vàng trắng Nha Trang” – “Thanh Niên”. 6/5/2005)

Một dân tộc sống, nếu văn hoá của dân tộc đó sống.
(Dòng chữ tại bảo tàng Kabul, Afganistan)
Làm thầy thuốc mà lầm, thì giết một người.
Làm thầy địa lý mà lầm, thì giết một họ.
Làm chính trị mà lầm, thì giết một nước.
Làm văn hoá mà lầm, thì giết cả một thế hệ.
(Lão Tử – Khoảng 369 – 286 trước Công nguyên, thời Xuân Thu  – Chiến Quốc)
Cái gì còn lại khi tất cả những thứ khác bị quên đi – Cái đó chính là văn hoá.
(E. Heriot)
HÃY DÀNH MỘT PHÚT ĐỂ SUY NGẪM VỀ CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA
Nghịch lý của thời đại chúng ta ngày nay, đó là:
Đường phố rộng hơn, quan điểm lại hẹp hòi hơn.
Chúng ta giành nhiều hơn, nhưng lại có ít hơn.
Mua sắm nhiều hơn, nhưng hưởng thụ lại ít hơn.
Chúng ta có những toà nhà đồ sộ hơn, nhưng gia đình lại bé nhỏ hơn.
Cuộc sống tiện nghi hơn, nhưng ít thời gian nhàn rỗi hơn.
Bằng cấp nhiều hơn, nhưng giá trị lại ít hơn.
Hiểu biết nhiều hơn, nhưng nhận xét lại kém hơn.
Nhiều nhân tài hơn, nhưng ít sáng tạo hơn.
Chúng ta sở hữu nhiều hơn, nhưng nhân cách giảm nhiều hơn.
Chúng ta nói quá nhiều, yêu thương thì quá ít và ghen ghét lại nhiều hơn.
Chúng ta biết cách mưu sinh, nhưng không biết tạo dựng cuộc sống.
Chúng ta sống thọ hơn, nhưng sống ít ý nghĩa hơn.
Chúng ta làm được những điều cao sang, nhưng lại không làm được điều đơn giản với đồng loại.
Chúng ta chinh phục được vũ trụ, nhưng không thắng được cõi lòng.
Chúng ta thu nhập cao hơn, nhưng đạo đức lại suy đồi hơn.
Chúng ta chuộng số lượng, nhưng quên mất chất lượng.
Siêu lợi nhận, nhưng ít đi những quan hệ.
Giải trí thì nhiều, mà niềm vui thì ít.
Nhiều thực phẩm hơn, nhưng kém dinh dưỡng hơn.
Đây là thời đại của thu nhập gấp đôi, nhưng chia ly thì lại nhiều hơn.
Thời đại của sự hào nhoáng bên ngoài, nhưng bên trong thì rỗng tuếch.
Thời đại mà công nghệ mang đến cho bạn thông điệp này và cũng là thời đại mà bạn có thể phải chọn hoặc là sống khác đi hoặc là chỉ buông xuôi…
(Nguồn: “Tuổi Trẻ”, 22/4/2001)

Bất kỳ doanh nghiệp nào mà thiếu văn hoá, ngôn ngữ, trí tuệ, thông tin, và nói chung là thiếu tri thức, thì không sao có thể đứng vững được.
Alvin Tofler – Tác giả “Thăng trầm quyền lực”, “Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba”

Văn hoá doanh nghiệp quyết định sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp.

Ông Konosuke Matsushita, người sáng lập tập đoàn Matsushita Electric Industrial:
“Tại sao tôn giáo lại phồn vinh, mà nhiều ngành sản xuất lại phá sản, mặc dù những sản phẩm họ làm ra đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của con người. Phải chăng sự khác nhau là ở chỗ, tôn giáo đứng trên niềm tin và bằng mọi cố gắng cứu vớt con người, còn chúng ta kinh doanh vì chúng ta”. Từ đó ông đề ra triết lý kinh doanh của tập đoàn: “Suy cho cùng, việc sản xuất của chúng ta quyết không phải là chỉ làm vì mình, mà là để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần cho nhiều người trong xã hội”.

Hà nội, 19/12/2011, tienpq

No comments: