11 July, 2012

Hành trình đi tìm giá trị cốt lõi

“Xây dựng để trường tồn” chương 2 trang 109: HƠN CẢ LỢI NHUẬN

"Những nguyên tắc cơ bản của chúng tôi vẫn không hề thay đổi từ khi những người sáng lập công ty tạo ra chúng. Chúng tôi phân biệt rõ các giá trị cốt lõi và các thực hành. Các giá trị cốt lõi không bao giờ thay đổi, trong khi các thực hành có thể thay đổi. Chúng tôi luôn ý thức rõ rằng lợi nhuận dù có quan trọng bao nhiêu đi nữa, vẫn không phải là nguyên nhân cho sự tồn tại của công ty Hewlett-Packard, ngược lại công ty này tồn tại vì nhiều nguyên nhân cơ bản khác nữa."
JOHN YOUNG – nguyên CEO, Hewlett-Packard, 1992

"Công việc kinh doanh của chúng tôi là nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát triển đời sống của con người. Tất cả các hành động của chúng tôi đều phải được đánh giá qua việc đạt được những mục tiêu trên."
MERCK & COMPANY, Hướng dẫn quản trị nội bộ, 1989
Điều kỳ diệu ở công ty Ford là việc đặt lợi nhuận đằng sau con người và sản phẩm.
DON PETERSEN, nguyên CEO, Ford, 1994

“Tôi không tin chúng ta nên kiếm lời nhiều như vậy khi chúng ta kinh doanh xe hơi. Tốt hơn là có một mức lợi nhuận vừa phải, quan trọng là có số lượng xe hơi bán ra cao là được. Sở dĩ như vậy là do tôi muốn có nhiều khách hàng có thể mua và sử dụng những tiện ích của xe hơi, cũng như muốn nhiều người lao động có việc làm với mức lương tốt hơn tại công ty. Đấy chính là hai mục tiêu của cuộc đời tôi.”  
HENRY FORD
Masaru khi mới khởi nghiệp Sony đã viết tờ quảng cáo với nội dung lược dịch như sau:
“Nếu có thể thiết lập các điều kiện theo đó con người có thể gắn kết với tinh thần làm việc theo nhóm và thể hiện tối đa khả năng kỹ thuật của họ…thì một tổ chức như vậy có thể đem lại niềm vui và hạnh phúc lớn lao…Những ai có suy nghĩ như thế sẽ tập hợp với nhau một cách hoàn toàn tự nhiên để thực hiện các lý tưởng này…”
MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY
  • Thiết lập một nơi làm việc mà ở đó các kỹ sư có thể cảm thấy niềm vui của cải tiến công nghệ, ý thức được nhiệm vụ đối với xã hội và làm việc cho đến khi bản thân cảm thấy hài lòng.
  • Theo đuổi các hoạt động năng động trong công nghệ và sản xuất nhằm tái thiết Nhật Bản cũng như nâng cao nền văn hóa của đất nước.
  • Áp dụng công nghệ cao vào đời sống đại chúng của xã hội.
HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ
  • Chúng tôi sẽ loại bỏ hoàn toàn bất cứ sự theo đuổi lợi nhuận bất công nào, nhấn mạnh việc đòi hỏi công việc thực chất, và không chỉ theo đuổi việc tăng trưởng đơn thuần.
  • Chúng tôi chấp nhận các khó khăn về kỹ thuật, tập trung vào các sản phẩm với kỹ thuật cao, hữu dụng với xã hội, dù số lượng ít hay nhiều đi nữa.
  • Chúng tôi cam kết hướng về khả năng, mức độ hoàn thành công việc cũng như những tính cách cá nhân nhằm tạo điều kiện để mỗi cá nhân thể hiện tối đa khả năng và kỹ năng của mình.

40 năm sau, CEO Akio Morita đã lặp lại ý tưởng đó bằng một tuyên bố ngắn gọn, thanh nhã với tiêu đề: Tinh thần tiên phong Sony
“Sony là người tiên phong và không bao giờ chịu đi sau người khác. Trong quá trình phát triển, Sony muốn phục vụ cả thế giới này. Sony luôn tìm kiếm các giá trị mới mẻ chưa được khám phá…Sony có nguyên tắc tôn trọng và khuyến khích khả năng cá nhân…luôn cố gắng khai thác tối đa khả năng của mỗi người. Đó là lực lượng chủ chốt của Sony.”(Johnson & Johnson)


TÍN ĐIỀU CỦA CHÚNG TÔI
Chúng tôi tin tưởng rằng trách nhiệm đầu tiên của chúng tôi là trách nhiệm đối với cấc bác sĩ, y tá, các bà mẹ và tất cả những ai sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Sản phẩm của chúng tôi phải luôn đạt chất lượng tốt nhất. chúng tôi phải liên tục cố gắng để giảm chi phí cảu sản phẩm. các đơn hàng phải được thực hiện nhanh chóng và chín xác. Các nhà kinh doanh của công ty phải kiếm lời ở mức độ vừa phải.
Trách nhiệm thứ hai của công ty là đối với tất cả những người đang cùng làm việc – những người lao động ở các nhà máy và văn phòng của công ty – họ phải được đảm bảo an toàn lao động, có chế độ lương hợp lý, chế độ quản lý công bằng, giờ làm việc hợp lý, điều kiện làm việc an toàn và trật tự. Người lao động phải được quyền đưa ra đề nghị và nói ra các điều chưa được hài lòng. Các nhà quản lý, các trưởng phòng ban phải có trình độ và công bằng. phỉa có cơ hội thăng tiến cho những ai đủ điều kiện, và mỗi người phải được xem xét dựa trên nhân phẩm và năng lực của họ.
Trách nhiệm thứ ba dành cho đội ngũ quản lý của công ty. Họ phải là những người có tài, có giáo dục, có kinh nghiệm và khả năng. Học phải là những người hiểu biết và cư xử theo những lẽ phải thông thường.
Trách nhiệm thứ tư là trách nhiệm với cộng đồng. công ty phải đống vai trò một công dân gương mẫu, đóng góp việc làm và từ thiện cũng như nộp thuế đầy đủ. Chúng tôi phải gìn giữ những tài sản được quyền sử dụng, phải tham gia vào các cố gắng cải thiện đời sống dân sự, sức khỏe, giáo dục, xây dựng một chính quyền tốt, cũng như làm cho cộng đồng quen thuộc với những hoạt động của công ty.
Trách nhiệm cuối cùng – trách nhiệm thứ năm là đối với các cổ đông. Việc kinh doanh phải đem lại lợi nhuận ổn định, bền vững, phải chuẩn bị các khoản dự phòng, tiến hành các nghiên cứu, bù đắp cho các lỗi lầm, thiếu sót, phải xây dựng các nhà máy mới, có các kế hoạch kinh doanh mới. khi tất cả các điều này được thực hiện, các cổ đông sẽ nhận được lợi tức tương xứng.
Chúng tôi quyết tâm hoàn thành tất cả những trách nhiệm trên với tất cả khả năng của mình.
"Trên tất cả mọi thứ là khả năng xây dựng, xây dựng, xây dựng không ngừng nghỉ, không nhìn lại phía sau, không bao giờ kết thúc – xây dựng nên một thể chế…"Sáng tạo vĩ đại nhất của Walt Disney chính là công ty Walt Disney
RICHARD SCHICKEL - The Disney Versio
Tôi đã cống hiến toàn bộ sức lực và khả năng để lập nên một công ty bán lẻ tốt nhất có thể. Chấm hết. 
Còn việc làm nên một gia sản kếch xù cho bản thân chưa bao giờ là mục đích của tôi.
SAM WALTON người sáng lập Wal-Mart
Trích trong “Xây dựng để trường tồn” chương 2 trang 68
Không chỉ là “Người báo giờ” mà phải “tạo ra đồng hồ”

No comments: