12 September, 2016

‘Cuộc đời vốn đơn giản, sao cứ phải làm cho nó phức tạp?’

Jon Jandai sinh ra trong một ngôi làng nghèo khó nhưng rất đẹp nằm ở phía Bắc của Thái Lan. Những người nông dân ở đây được tận hưởng một cuộc sống nhàn nhã và thanh bình. Trái ngược với cái bộn bề nơi thành thị, họ chỉ làm việc vất vả vào khoảng 2 tháng trong năm, đó là khi gieo hạt và thu hoạch lúa nước.

triết lý sống, thành phố, nông dân Thái Lan, lập nghiệp, cuộc sống đó đây,
Jon Jandai (Ảnh: Daliulian)
Ngoài thời gian đó, họ đi chơi, câu cá, hoặc đến thăm nhà và cùng nhau trò chuyện…
Cuộc sống bình dị ấy cứ lặp lại ngày qua ngày. Rồi cũng tới lúc Jon lớn lên và trở thành một thanh niên trẻ khỏe mạnh. Đây là khi rất nhiều người trẻ trong thôn làng của anh đổ dồn về các khu đô thị và những thành phố lớn với mong muốn kiếm thật nhiều tiền, sống cuộc sống tiện nghi, thoải mái.

12 August, 2016

Triết lý hạnh phúc của một anh nông dân: Cuộc đời vốn đơn giản lắm, sao phải khiến nó trở nên phức tạp

Ta làm việc chăm chỉ vì ai? Vì sao phải tự biến cuộc sống trở nên khó khăn tới vậy? Jandai cho rằng điều đó thật không bình thường. Và anh đơn giản chỉ muốn là một người bình thường mà thôi. Triết lý hạnh phúc của một anh nông dân: Cuộc đời vốn đơn giản lắm, sao phải khiến nó trở nên phức tạp
Trong một bài phát biểu trên chương trình TedTalk vào năm ngoái, anh nông dân Jon Jandai đến từ Thái Lan đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng về triết lý sống bình thường và giản đơn của mình. Dưới đây là đoạn trích dẫn lại bài phát biểu của Jon Jandai:
Dù đến từ một ngôi làng nhỏ nghèo ở Thái Lan, anh nông dân Jon Jandai kể rằng mọi thứ với anh đều vui vẻ và dễ dàng. Tuy nhiên khi có TV, nhiều người tới đến làng của anh hơn và họ nói với người dân dlangf Jandai rằng: “Các bạn nghèo quá, các bạn phải theo đuổi thành công. Các bạn cần phải tới Bangkok, nơi đó có thể giúp các bạn theo đuổi được thành công trong đời”.

11 August, 2016

Bài phỏng vấn thiền sư Thích Nhất Hạnh chấn động phương Tây: Đức Phật là người hạnh phúc

Khi thiền sư Thích Nhất Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều quốc gia phương Tây. Bài phỏng vấn thiền sư Thích Nhất Hạnh chấn động phương Tây: Đức Phật là người hạnh phúc
Sau khi thầy Thích Nhất Hạnh trở lại Vancouver, hai sư cô đưa tôi vào căn phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia. Tại đây, ngoại trừ một lọ hoa lan nằm trên bàn, mọi thứ còn lại đều có màu nâu đất.
Thầy Thích Nhất Hạnh mặc áo tu hành màu nâu, chậm rãi nhâm nhi một tách trà có màu vàng nâu, trong khi các nhà sư khác đang ngồi gần đó trên những chiếc ghế bành và thảm màu nâu giản dị.
Sư cô Chân Không giới thiệu tôi với thầy rồi mỉm cười và nói rằng tôi là một sự bất ngờ nhỏ với họ. Khi tôi đề nghị được thực hiện cuộc phỏng vấn này, tất cả đều không nghĩ rằng “Andrea Miller” là cái tên của một phụ nữ nên đều mong chờ một vị khách nam giới.
Nhưng sau cuộc phỏng vấn này, tôi mới là người bị bất ngờ, bởi những điều hay lẽ phải mà thầy Thích Nhất Hạnh giảng cho tôi, từ cuộc sống sau cái chết, cho tới niềm vui của việc ngồi thiền và về sự tồn tại hay không tồn tại.
Thầy đã mang tới những câu trả lời mà tôi không ngờ tới, rất mới mẻ và chứa đầy sự thông tuệ.

Vì sao Google tìm đến Thiền sư người Việt Thích Nhất Hạnh?

Nhiều tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, trong đó có Google, dành sự quan tâm đặc biệt đối với một vị Thiền sư Phật giáo người Việt đã 87 tuổi.
Vì sao Google tìm đến Thiền sư người Việt Thích Nhất Hạnh? (P1)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh: The Guardian.
Câu trả lời là tất cả các tập đoàn này đều mong muốn tìm hiểu: Làm thế nào những lời dạy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (thường được hàng trăm ngàn đệ tử trên khắp thế giới gọi một cách thương kính là Thầy) có thể giúp cho tổ chức của họ có thể hoạt động một cách hiệu quả hơn và mang lại nhiều hạnh phúc hơn.

22 March, 2016

Những người già hối tiếc điều gì nhất trong đời?

“Khi nhìn lại cuộc đời mình, bạn hối tiếc điều gì nhất?”
Theo Business Insider, đây là câu hỏi mà Karl Pillemer, giáo sư về phát triển con người tại trường Đại học Cornell (Mỹ), tác giả của tập sách “30 bài học của cuộc sống: Lời khuyên từ những người thông thái nhất nước Mỹ”, đã hỏi hàng trăm người cao tuổi trên 65 tuổi trong chương trình nghiên cứu Legacy Project (tạm dịch: Dự án di sản) của Đại học Cornell.
Tình yêu, sự nghiệp, con cái, v.v…, không phải là câu trả lời mà giáo sư Pillemer được nghe thấy thường xuyên nhất, mà thay vào đó lại là câu:

“Tôi ước rằng tôi đã không dành quá nhiều thời gian của cuộc đời mình chỉ để lo lắng”


28 January, 2016

Bài học rút ra từ sự NGHÈO KHÓ


1. Chỉ nên giữ lại những người xứng đáng ở trong cuộc đời bạn.
Việc mất hết tất cả đã khiến cho tôi ngày càng trở nên chọn lọc hơn với những người tôi cho là quan trọng trong cuộc đời mình. Các mối quan hệ của tôi dựa trên tình yêu thương và sự tin tưởng chứ không phải là những giá trị vật chất. Tôi vô cùng trân trọng và biết ơn vì điều đó.

2. Không gì có thể thay thế được gia đình.
Chỉ vì tiền không còn không có nghĩa là tình yêu cũng biến mất. Thực tế, tôi có thể vui lòng đánh đổi hết tất cả mọi thứ trên đời để vì gia đình của mình. Gia đình là nơi bạn có thể tạm gác lại những mệt mỏi, lo âu và toan tính để ngả lưng ngủ một giấc thật sâu. Gia đình luôn có tình yêu ngập tràn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới này. Dù ở đâu hay làm gì, gia đình cũng là những người sẽ luôn dõi theo, ủng hộ và ở bên cạnh bạn, cùng bạn theo đuổi những ước mơ.