Bộ phim “Cuộc đời Đức Phật” để lại trong mình một ấn tượng sâu sắc. Bạn thân mến, khi bạn giữ trong lòng sự cảm ơn cuộc sống thì cũng giống như bạn đang giữ một đóa hoa tuyệt đẹp đang khoe sắc giữa thế gian này, Bụt nói đấy bạn à. Mình đã chép lại lời thoại với một lòng vui sướng kỳ lạ, chia sẻ cùng mọi người.
“Các bạn thân mến, ngày nay con người đang hướng ra bên ngoài để tìm kiếm sự tĩnh lặng và hạnh phúc. Một khi người đó chưa thắng được sự ngu si bằng chính trí tuệ của mình thì anh ta vẫn không bao giờ đạt được hạnh phúc. Do đó, điều quan trọng là tự bạn phải bước lên đường giải thoát của chính mình. Hãy là ngọn đèn của chính mình, nhận ra Bụt ngay trong tâm mình. Luôn thức tỉnh và hành trì chánh pháp, chuyên chú vào nội tâm. Đừng trông chờ ai khác, hết thảy đều vô thường. An trú vững chãi trước mọi đổi thay, nỗ lực tinh tấn không mỏi mệt, không bao giờ bỏ cuộc trên con đường giác ngộ.”
Về trọn bộ, các bạn có thể xem trên Youtube, tập cuối cùng (tập 55) xem tại đây)https://www.youtube.com/
1) Không sát sinh
2) Con đường yêu thương
3) Dùng hòa bình, dùng tình thương để đối trị khủng bố. Không bao giờ là muộn khi muốn sửa lỗi lầm
4) Nóng giận khiến sự sáng suốt biến mất
5) Tha thứ trước sự vô minh. An trú trở lại để tiếng đàn trong tâm được du dương
6) Tất cả bình đẳng, kỳ thị lẫn nhau là phỉ báng Tạo Hóa
7) Mỗi người nữ đều có thể đạt cảnh giới giác ngộ
8) Khi người thân qua đời: bình tâm trở lại vì vạn vật vô thường
9) Hạnh phúc là yêu thương, tôn trọng. Phật dạy về đạo vợ chồng, đạo cư xử giữa mọi người với nhau
10) Chết là gì?
11) Mục đích của cuộc đời: nhận ra bản thân
Tiến sĩ Modi đã dành một quãng thời gian dài trong đời mình trong việc quảng bá những thông điệp của Bụt. Ngài ấy đã cố gắng đưa chúng ta tránh xa những ý nghĩ ganh ghét, đố kỵ, thù hận và sống một cuộc đời hạnh phúc. Bộ phim truyện này dựa trên cuộc đời Bụt, là một nỗ lực của ngài Modi, cho dù đã qua hơn 2.500 năm qua. Thông điệp do Bụt đưa ra vẫn có giá trị cho chúng ta áp dụng vào cuộc sống. Làm phim truyện về Bụt để lan tỏa tới toàn bộ công chúng là trách nhiệm của ngài Modi. Trong tập phim này là diễn giải của tiến sĩ Modi dựa trên kết thúc cuộc đời của Bụt. Chúng tôi hi vọng rằng tập cuối này sẽ đem đến một sự khởi đầu mới cho các bạn.
Chào mừng quý vị, tôi thật diễm phúc được sinh ra ở đây, nơi những thông điệp của Bụt được truyền ra toàn bộ thế giới. Ngày nay, thông điệp đấy được cảm nhận như một thứ ngôn ngữ của trí tuệ, và yêu thương đang dành thắng lợi một lần nữa. Ngài thủ tướng Ấn Độ từng phát biểu trước cử tri “chúng tôi cần Bụt, không cần chiến tranh”.
1) Không sát sinh
Không sát sinh chính là một dạng chuyển hóa. Bạo hành vĩnh viễn không thể dập tắt được bạo hành, nhưng tình thương có thể làm được điều này. Đây là quy luật tự nhiên, ai ai cũng sợ hãi cái chết. Nếu bạn nhận thức được người khác cũng có tư tưởng như vậy, thì lúc đó sẽ tự giác buông bỏ bạo lực thôi.
2) Con đường yêu thương
Bụt đã chỉ ra một con đường hoàn toàn mới, con đường đưa đến an tịnh, con đường đưa đến yêu thương. Ngài đã dạy rằng bạn có thể chinh phục được lòng người bằng tình thương. Những giai cấp thống trị trong thời đại của Ngài đều muốn trở thành bậc chuyển luân thánh vương, đi chinh phục toàn thế giới. Bụt đã dạy họ hãy ban rải khắp vương quốc tình thương, sẽ chinh phục được lòng người.
“Từ trong đời sống của Ngài, chúng tôi làm sao học được chính luận và đạo trị quốc đây?”- “Một vị quốc vương không cần đến việc trị nước”.
“Xin ngài nói rõ hơn”
“Trước hết, nếu như các vị muốn trở thành người thống trị, cần phải biết cách kiểm soát tình cảm của bản thân mình, khơi dậy tình yêu thương ở trong long, khơi dậy tình yêu cha mẹ và an hem, cho nghiệp lực xoay chuyển. Được ngồi lên cương vị làm chủ đất nước, càng phải cố gắng hết sức mình lau khô dòng lệ cho muôn dân, xoa dịu nỗi sầu đau của họ. Hàng ngày, sống trong gia đình, quý vị là cha của các con, cũng làm điều tương tự vậy.
Như vậy, lúc làm người lãnh đạo sao không như tình cha với muôn dân? Bởi vì quý vị xem người dân như là vua tôi, thế nên mới có câu: làm thế nào để thành người thống trị tài ba? Là một người cha, quý vị không bao giờ đặt ra một câu hỏi như vậy cả. Chúng ta nhìn từ trên góc độ một người làm cha, đối với con cái của chúng ta dùng tình tình thân để gắn kết, nhờ đó mà xây dựng được một tình cảm tốt đẹp như vậy. Hãy xem ta là mọi người, nỗi lo của muôn dân là nỗi lo của bản thân.
Đã gánh trên vai trách nhiệm của một vị vua thì phải đối xử bình đẳng, vì muôn dân mà mưu cầu hạnh phúc. Hãy trân quý quyền lực trong tay của mình. Bệnh tật đau đớn và lo âu của thân thể là điều ai cũng phải trải qua. Nếu quý vị xây dựng được một xã hội có pháp lý công bằng chính nghĩa, sẽ khiến cho muôn dân luôn sống trong hòa bình an lạc”.
“Con vĩnh viễn không quên được thời khắc này, Ngài đã khiến cho con được thức tỉnh”.
3) Dùng hòa bình, dùng tình thương để đối trị khủng bố. Không bao giờ là muộn khi muốn sửa lỗi lầm
Những phần tử khủng bố đều là con người và mỗi người chúng ta đều đổi thay từng ngày. Nếu anh ta muốn, anh ta có thể chuyển hóa chính bản thân mình. Anh ta có thể chọn một lối sống hòa bình và tự anh ta có thể bắt đầu cuộc chuyển hóa ấy. Dù muộn cũng hơn không, mọi người có thể chuyển hóa bản thân ở bất cứ thời điểm nào. Cách duy nhất chúng ta có thể chuyển hóa những con người tàn bạo, giúp anh ta tìm lại sự hiền lương, vô hại: Bụt đã dạy rằng một người tàn ác như Ungliman có thể thay đổi bản thân anh ta khi và chỉ khi anh ta muốn.
“con đã nhúng quá sâu vào tội lỗi, con đã giết quá nhiều người, con không thể dừng lại được nữa”.
“Không có việc gì là không thể, không bao giờ có gì là quá trễ. Con có thể sang suốt ý thức được tội lỗi mà mình phạm phải, nghĩa là con vẫn có năng lực để phân biệt sự thiện, ác trong thế gian. Này Unglima, từ hôm nay con có thể thành tâm sửa lại lỗi lầm cũng chính là bắt đầu một cuộc đời mới. Nhưng con đường thì con hãy tự mình bước đi”.
“Ngài nói thật chứ?”
“Đương nhiên là thật. Unglima, con có trí tuệ hơn người, trên con đường giác ngộ nhất định sẽ có thành tựu lớn lao”.
“Con xin hứa với Ngài, con không bao giờ làm việc ác nữa. Từ nay về sau con nhất tâm phục hành đạo từ bi của Ngài. Cầu xin Ngài, cầu xin Ngài hãy thu nhận con làm đệ tử”.
“Ta không thu nhận đệ tử, là mọi người tự nguyện gia nhập tăng đoàn”.
4) Nóng giận khiến sự sáng suốt biến mất
Trong sự nóng giận, ý chí và sự sáng suốt sẽ biến mất. Nếu anh ta chiến thắng được cơn giận, anh ta có thể nhẫn nại hơn để đưa ra một quyết định đúng đắn, và điều đó sẽ có lợi cho bản thân anh ta và những người khác.
“Hiểu rồi, ý của Ngươi nói là ngươi rất an tịnh chứ gì? Còn ta, ta đang sống trong phẫn nộ, đúng chứ?”
“Đó là lời anh nói, nóng giận sẽ khiến cho anh phải đau khổ”.
“Chẳng qua ta chỉ tranh cãi vài câu thôi”.
“Tranh cãi sẽ gây ra phẫn nộ, khiến con người dừng bước trước chân lý. Đó chỉ là cách che chở bản thân mình thôi”.
“Ta đâu có sân si!”.
“Vậy thì tốt quá rồi, vì sự nóng giận chẳng khác nào một đốm lửa trong lòng bàn tay. Chúng ta muốn quẳng nó cho người khác, nhưng trước khi quẳng đi, tay của mình đã bị bỏng trước.
Nóng giận là một đặc điểm lớn nhất của con người. Bụt dạy rằng nóng giận giống như chúng ta nắm than hồng trong tay, muốn quăng đến cho người khác, nhưng trước hết nó đã làm bỏng tay của bạn trước rồi”.
5) Tha thứ trước sự vô minh. An trú trở lại để tiếng đàn trong tâm được du dương
Bụt đã không thể bắn những con chim, nhường chiến thắng cho kẻ khác vì Ngài không thể giết hại. Bụt đã chấp nhận bị đánh để người khác khỏi bị đau,..
“Ngài ấy đã từ bỏ tất cả, phải dầm mưa dãi nắng khổ luyện tu hành. Siddharth mới thành Bụt. Ngàn năm một thuở mới có một vị Bụt ra đời”.
“Những gì mà con làm hại Ngài, quá nhiều, quá nhiều rồi, xin Ngài tha thứ tình huynh đệ”.
“Ta không nhớ gì cả”.
Bụt dạy rằng vô minh đưa đến sự buồn đau. Từ lúc sinh ra đến lúc lìa đời, cuộc sống chỉ toàn là khổ đau, vì muốn hạnh phúc cho bản thân, con người muốn hòa mình vào đám đông. Để có được hạnh phúc nơi người khác, anh ta tách rời hạnh phúc từ chính mình với nỗ lực tự thân. Để có được hạnh phúc tự thân. Bụt khuyên chúng ta quay trở về với chính mình. Một khi đã thắng được lòng mình, chúng ta thắng được cả thế giới. Một khi chúng ta nhận thức được thời gian hiện hữu của chúng ta trên thế gian này là rất ngắn ngủi, thay vì lựa chọn môi trường tôn giáo, chúng ta cùng xây dựng một môi trường hạnh phúc, hiểu biết xung quanh ta. Nhờ vậy bạn chiến thắng được nỗi sợ hãi và khổ đau, bạn sẽ an trú trong an tịnh và trí tuệ của mình, đưa bạn đến Niết Bàn giải thoát.
“Do vô minh mà có sự khổ đau, mê lầm, và có cả sự mê đắm, tham lam, phẫn nộ. ngạo mạn, vọng tưởng. Đố ky, sợ hãi đều do vô minh mà phát sinh. Ảo tưởng là tương phản với sự vô minh. Ảo tưởng có 2 mặt đối lập: Trung đạo không nghiêng bên này hay bên kia, không để xác thân đói khát cũng không đam mê dục vọng, Chuyên chú vào trung đạo. Nếu như nhận thức được tà ác chỉ là ảo tưởng, vậy thì mọi phiền não sẽ tự tiêu tan. Chúng ta liền cảm nhận được tình thương và sự bao dung. Bản chất của 2 loại cảm xúc này đều như nhau. Nếu cảm nhận được như vậy, mọi oán hận đều không còn. Người đối xử tàn ác với chúng ta, ta cũng có thể thấu hiểu. Khi cánh cửa trí tuệ đã được mở ra, điều còn lại chỉ là lòng bao dung mà thôi”.
Một con người với tâm thanh tịnh là người hạnh phúc nhất trên thế gian. Sự an tịnh của nội tâm không bao giờ đưa bạn vào tình thế nan giải.
“ta chỉ biết mở to mắt ra nhìn những người ta yêu thương lần lượt bỏ ta mà đi. Ta bị mọi người phản bội, người thân xa lánh, họ lựa chọn cách đến với Bụt, tại sao lại như vậy chứ?”
“Bụt, Ngài ấy là vị tạo phước lành cho nhân loại, diệt trừ khổ đau cho chúng ta”.
“Hãy tỉnh táo và gạt bỏ lòng ngạo mạn của ngươi đi, Ajatshatru. Bụt từng nói là ngu si khiến con lầm đường lạc lỗi”.
“Bụt thường dạy ngăn chặn sợ hãi ra, đừng nghĩ tới tương lai, đừng nghĩ tới bản thân, đừng ỷ vào dòng người khác. Ngăn chặn sợ hãi, chính là bản thân đã đạt được giải thoát cho chính mình”.
“Chỉ còn lại hai bàn tay trắng, bây giờ thì ta đã mất hết tất cả. Những vết thương của ta thì đang rỉ máu đau đớn. Kể cả cái chết thì cũng có đáng gì đâu cơ chứ. Hãy để ta chạy trốn đi, hãy cho ta được giải thoát. Ta thực sự muốn được bình yên mà.
*“Con đã hoàn toàn suy sụp Bụt à”.
“Ngài thích âm nhạc đúng không?”
“Có chứ, rất thích thưa Bụt. Con còn biết chơi cả đàn ghita”.
“Vậy hãy nói cho ta nghe, khi dây đàn bị chùng, ngài có đàn được không?”
“Không thể thưa Bụt, vì thế thì âm vực của nó sẽ không hay nữa”.
“Ajatshatru, nếu như dây đàn quá căng thì sao hả?”
“Nếu vậy thì lúc đó dây đàn sẽ bị đứt”.
Như vậy phải chỉnh dây đàn không căng không trùng. Các dây đàn cùng hòa điệu với nhau mới có thể tạo ra những âm thanh du dương, bay bổng. Đúng vậy không?”
“Ngài nói rất đúng”.
“Ajatshatru, bây giờ dây đàn của Ngài quá căng, chỉ gảy nhẹ thôi cũng đứt dây. Ngài hãy an trú trở lại, bình tĩnh trở lại. Giống như dây đàn vậy, Ngài phải điều chỉnh lại tông của mình, thì nhạc điệu trong tâm mình tự nhiên sẽ du dương”.
6) Tất cả bình đẳng, kỳ thị lẫn nhau là phỉ báng Tạo Hóa
Các bạn thân mến, chính thời đại ngày nay vẫn còn nhiều hình thức kỳ thị trong xã hội. Có thể là phân biệt kỳ thị màu da, phân biệt giai cấp, phân biệt giàu nghèo. Bụt đã từng phản đối sự phân biệt kỳ thị này. Ngài đã từng dạy rằng trong khi thiên nhiên không hề có sự kỳ thị với bất cứ ai. Vậy thì tại sao, chúng ta, loài người lại cư xử như thế chứ?
“Đừng chạm vào con, đến cái bóng của con cũng làm Ngài ô uế”.
“Tại sao ta bị ô uế? Con và chúng ta đều là người như nhau. Sự sinh ra của một người sao có thể làm một người ô uế được chứ? Chỉ có sự tham lam, hận thù, ngu si và dục vọng mới có thể làm cho con người ô uế”.
“Ông mà là thánh nhân gì chứ? Ông hoàn toàn không biết gì về chủng tân và bana. Không phải cứ khoác lên chiếc áo cà sa là nhà tu đâu. Ông chính là một kẻ lừa bịp”.
“Kẻ cướp đi nhân tính của người khác, đấy mới chính là một tên lừa bịp. Nếu gọi ta là một kẻ lừa bịp khiến các ông thấy dễ chịu, thì cũng được thôi. Những người này không khác gì chúng ta, họ cũng có sinh mạng. Nếu xem anh ta là hạng người thấp kém, thì đó cũng là lừa bịp”.
“Ta nói cho ông biết đây chính là chính pháp của chúng ta, sao gọi là lừa bịp?”
“Mặt đất này đã nuôi dưỡng toàn bộ nhân loại trong thế gian, cũng nuôi dưỡng anh ta. Nếu như các người kỳ thị họ, cũng là đang phỉ báng đấng Tạo Hóa. Chúng ta tung cát bụi lên trời, hư không không hề bị hạ thấp xuống, mà cát bụi lại rơi xuống trên thân của chúng ta. Hư không không hề phân biệt, giống như một người cha che chở cho loài người chúng ta. Mặt đất bao la này, các loại cây trái đều sinh ra, chúng không hề lựa chọn người sử dụng. Làn gió nhẹ mang đến sự mát mẻ cho chúng sinh. Nước có thể giải cơn khát cho muôn loài. Xưa nay thế giới tự nhiên không hề kỳ thị bất kỳ ai. Tại sao loài người chúng ta lại đi chà đạp lẫn nhau như vậy?”.
“Ông toàn nói lời đạo lý, sao không để hắn làm tỳ kheo trong tăng đoàn của ông?”.
“Lời của ngài nói quả thật rất chí lý. Sumit, con có đồng ý làm tỳ kheo hay không?”
“Ta là Bụt, hoan nghênh Sumit trở thành tỳ kheo, đệ tử của ta”.
“Nước mắt của mỗi chúng sanh đều có vị mặn, và máu đều có màu đỏ như nhau. Người tạo ra những định kiến sai lầm để áp bức người khác cũng chính là nhân loại chúng ta. Hôm nay, ta sẽ xóa bỏ hết những định kiến sai lầm ấy. Sumit là điển hình đầu tiên, là khởi đầu của lịch sử. Những gian nan thử thách còn rất nhiều, cũng sẽ bị coi thường, nhưng chân lý như vậy vẫn sẽ kiên cố với muôn vàn khó khăn trong tương lai”.
7) Mỗi người nữ đều có thể đạt cảnh giới giác ngộ
Bụt từng dạy rằng mỗi người nữ đều có khả năng tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực, họ có thể đạt đến được trí tuệ như mong ước. Và nếu muốn, họ có thể đạt đến được cảnh giới giác ngộ.
“Kính thỉnh an hoàng hậu. Chân của người sao lại bị như vậy?”
“Anand à, không phải chỉ có riêng nam giới mới có thể trở thành tỳ kheo. Ta tin nếu có lòng thành tâm thực sự, muốn bước đi trên con đường giải thoát, Bụt sẽ không thiên vị với bất kỳ con người nào. Quyền lợi chứng đắc đạo giải thoát thuộc về tất cả mọi người. Bụt từng nói vậy mà. Cho dù nghèo hèn hay giàu sang, có thể tiếp sức hay không thể tiếp sức, đều có thể gia nhập tăng đoàn. Ta thực sự hi vọng nữ giới không còn bị phân biệt nữa”.
“Hãy mang các vật dụng và y bát theo ta. Hôm nay ta sẽ truyền giao giới pháp cho các vị”.
8) Khi người thân qua đời: bình tâm trở lại vì vạn vật vô thường
Mỗi khi người thân của chúng ta, mẹ cha, anh chị em, hay bạn bè qua đời khiến cho chúng ta đau buồn tiếc thương. Chúng ta có thể an tịnh tâm trí của mình trong khi ấy sao, hãy xem Bụt đã dạy gì trong tình huống ấy nhé.
“Xin hãy trả con trai lại cho con đi Bụt. Cho con thấy được nỗi đau này. Cầu xin Ngài xin trả con lại cho con” (một bà mẹ ôm đứa con trai bị chết).
“Ta có thể làm cho đứa trẻ sống lại. Nhưng chị phải đi làm một vài việc. Chị đi đến bất cứ nhà nào trong thành và hãy xin họ một hạt cải. Nhưng chị phải nhớ rằng nhà chị xin hạt cải phải là nhà chưa từng có người thân nào qua đời”.
“Thưa Bụt, dạ được”.
“Xin hỏi, anh có thể cho tôi xin 1 hạt cải được không”- “Được thôi, tôi có mà, mà chị xin có 1 hạt thôi hả?”
“Nhưng mà, anh nói cho tôi biết trong nhà anh từng có người qua đời không vậy?”
“Này chị, chị nói gì vậy? Mà cũng không giấu gì, cha mẹ của tôi đã qua đời vào nửa năm trước rồi”.
“Xin lỗi anh, tôi không thể lấy hạt cải của nhà anh”.
“Vợ tôi cũng vừa mới mất”.
“Con trai của tôi nó cũng đã qua đời rồi”.
“Con trai và con dâu của tôi đều qua đời”.
“Vợ của tôi và con trai của tôi đều bị lũ cuốn trôi rồi”.
“Vạn vật trong thế gian có sinh ắt có tử. Đó là quy luật tự nhiên. Bất luận là già hay trẻ, là bậc trí hay người ngu, ai rồi cũng phải chết thôi. Nếu như trước đó ta nói với chị những sự thật này, chị có tin lời ta hay không?”
“Vầng trăng lơ lửng giữa bầu trời giống như chân lý vô thường này vậy. Mỗi đêm trăng mọc lên, ngày ngày lớn dần cho đến lúc tròn đầy. Sau khi tròn đầy, lại khuyết dần, cuối cùng không còn thấy gì nữa. Rồi lại bắt đầu khơi dậy, nhưng nó không hề mất đi, chỉ là ẩn ngoài tầm nhìn của chúng ta thôi. Con của chị không hề chết đi, nó đang sống trong lòng của chị”.
“Đúng vậy. Con luôn thấy tiếng nói cười của nó”.
“Chị hãy bình tâm trở lại, sẽ hiểu được những điều này. Chân tướng của sinh mạng như chiếc bóng của con người, khổ đau cứ đi theo suốt cuộc đời của chúng ta. Mà nguyên nhân của khổ đau là do chấp trước vào ngoại cảnh. Chị cũng hiểu vạn vật đều không thể trường tồn”.
“Thưa Bụt, làm thế nào con mới có thể giải thoát được?”
“Then chốt của sự giải thoát ở nơi sự chuyển hóa của tâm hồn. Cho dù buồn đau ập xuống hay niềm vui ùa vào, đều phải giữ được sự điềm nhiên giữa hai thứ ấy. Cứ thực hành như vậy thì xiềng xích của khổ đau tự dưng được mở, hiểu rõ được chân lý tối thượng thôi. Và theo sự mở mang của trí tuệ, chị sẽ thấu hiểu được sống và chết, tụ hội và chia ly, chẳng phải là hai mà là một”.
9) Hạnh phúc là yêu thương, tôn trọng. Phật dạy về đạo vợ
chồng, đạo cư xử giữa mọi người với nhau
Nếu bạn muốn được hạnh phúc, điều quan trọng là mọi người xung quanh bạn được hạnh phúc. Sẽ không có ai cô đơn hay buồn rầu trong một môi trường sống hạnh phúc. Để có được một hoàn cảnh sống hạnh phúc, mối quan hệ là một điều rất quan trọng. Thiết lập mối quan hệ giữa bạn và mọi người để đạt đến mục đích. Mọi mối liên hệ đều dựa trên nền tảng của niềm tin, cũng như mối liên hệ lý tưởng giữa vợ và chồng là giúp đỡ nhau cùng đạt đến mục đích.
“Với cuộc sống hôn nhân thì bình đẳng là điều quan trọng nhất. Một gia đình mà hai vợ chồng biết thương yêu hòa thuận, thì gia đình đó mới có sinh khí thịnh vượng. Sự thịnh vượng này có thể lan tỏa, khiến cho mọi người đều cảm thấy hạnh phúc. Trong thế gian, sự kết hợp của vợ chồng cần vượt ra khỏi sự ham muốn của thể xác và vật chất.
Người vợ là một phần cơ thể của người chồng, người chồng nên dành cho vợ sự tôn trọng và danh dự. Cũng không nên làm vợ mình mất mặt trước mọi người. Người vợ không nên làm trái với chuẩn mực của người phụ nữ, và người chồng cũng phải sống xứng đáng với đạo làm chồng. Yêu thương chồng mình cũng chính là trách nhiệm của người vợ. Xem gia đình chồng giống như là gia đình của mình, giữ vai trò là bến đỗ yêu thương, quan tâm chăm sóc cho mỗi thành viên trong gia đình chồng. Tôn trọng nhau như là khách quý, các vị tin tưởng lẫn nhau thì chân lý vô thường sẽ thuộc về các vị”.
“Đức Thế Tôn từ bi, xin Ngài hãy nói cho chúng con biết phải chú ý những gì mới có thể đi trên con đường Ngài đã chỉ dạy?”
“Phải thân cận người tốt, những người không thể chuyên chú vào chánh niệm dễ khiến cho các con trở nên lười biếng, dễ dãi. Tạo ra hoàn cảnh thuận lợi tu hành thì cảnh giới trong tâm các con sẽ thanh tịnh, không bị tạp nhiễm. Nghề nghiệp cũng phải phù hợp với chánh pháp, bất luận làm nghề gì. Trong việc buôn bán, cũng như những việc nhỏ nhặt hàng ngày, phải tìm hiểu rõ ràng rồi sau đó mới dốc sức để hoàn thành nó. Chẳng hạn việc nấu cơm, đun nước đừng xem nó như một công việc tầm thường, không đáng quan tâm, mà hãy xem đó là một cơ hội chăm sóc cho chồng, và con cái của mình. Không nên ích kỷ chỉ sống cho riêng mình. Hạnh phúc, thành công, của cải của con nên chia sẻ với mọi người, tránh xa cờ bạc và rượu chè.
Các vị phải nhớ rằng, mỗi sớm mai khi chúng ta mở mắt, trong ánh bình minh của một ngày vừa mới bắt đầu, phải ý thức rõ mình cần phải làm gì. Đó là điều rất quan trọng.
Người ta thường bỏ quên sự cảm ơn. Con người phải khắc ghi trong lòng những điều mà mình đang mang ơn, giống như là cây cối, hoa, gió, nước, không khí, đều không thuộc về chúng ta. Càng nên biết ơn với tất cả, luôn mang trong lòng sự cảm ơn, để sống và tư duy, như vậy chúng ta sẽ gặt hái được nhiều điều hơn. Không phải việc vô bổ, nếu mọi thứ đều vô bổ, chẳng phải chúng ta đều sinh bệnh hết rồi sao? Nếu mắc bệnh thì cách cái chết đâu còn xa xôi nữa đúng không? Các vị phải nhớ rằng chúng ta mang trong lòng sự cảm ơn cũng giống như đóa hoa tuyệt đẹp đang khoe sắc giữa thế gian này”.
10 ) Chết là gì?
Chết là gì? Tại sao chúng ta sợ chết? Sinh ra, ấu thơ, thanh niên, già nua và rồi chết. Đây là vòng quay cuộc đời, vậy chúng ta có thể cảm nhận sự an lạc trong lúc cái chết cận kề hay không? Trong phút giây hấp hối của phụ vương Đức Phật, Ngài đã có cảm xúc gì và thông điệp gì Ngài gửi đến cho xã hội chúng ta? Chúng ta thử cùng xem nhé!
“Ta cố giữ chút hơi thở này là vì muốn nhìn thấy con. Cha à, Người hãy hít thở thật sâu. Giờ phút này mỗi hơi thở của cha đều rất quan trọng. Con, Rahula, Nanda, Anand, Mahaman,.. Chúng con cùng hít thở với cha”.
“Cuộc đời này của ta đến là dồi dào, cũng lãnh hội được rất nhiều điều. Cố hết sức mình mong lấp đầy mọi khát vọng, có trong tay rồi nhưng không hề biết đủ. Nhưng cuộc sống cơm canh đạm bạc lại có thể khiến người ta hài lòng”.
“Siddharth, sau khi con từ biệt Kaplivastu, cuộc sống của Bệ hạ vô cùng đơn giản. Cha của con đã đem đạo lý của con ra lãnh đạo muôn dân”.
“Thưa cha, cha hãy nhìn con. Cha xem, Rahula chính là một bộ phận trên thân thể cha”.
“Nghe lời con nói, nỗi sợ hãi cái chết trong ta đã tiêu tan hết rồi”.
11) Mục đích của cuộc đời: nhận ra bản thân
Bụt từng dạy rằng mục đích chính của cuộc đời chính là nhận ra được bản thân. Sự sống được kết nối bởi những sự kỳ lạ, khổ đau và bí ẩn. Chúng ta phải vượt ra ngoài những giới hạn này và quyết định mục tiêu của cuộc đời. Và chúng ta có thể đạt đến mục tiêu của chúng ta bằng cách duy nhất, đó là trí tuệ. Một sự thật là những cảnh ngộ trong cuộc đời một con người chính là nghiệp trong quá khứ. Trong tương lai, sẽ nhận lấy kết quả nghiệp của hiện tại. Tất cả đều chịu sự chi phối của nghiệp.
“Ngài cho rằng nỗi khổ có thật hay không” (Bụt hỏi)- Có
“Ngài cho rằng khổ có nguyên nhân chăng?”- “Đúng vậy”.
“Nếu vậy, có nguyên nhân sinh ra sự đau khổ. Vậy thì nguyên nhân ấy chấm dứt, thì khổ đau cũng không còn, giống như mặt trời có thể xua tan bóng đêm. Ta tin những gì Ngài nói là thật, chỉ là kinh nghiệm ấy đến từ cá nhân của Ngài, những lí luận ấy không có ghi chép trong hệ thống chính pháp. Ngài nói rằng có một con đường đưa chúng ta đến giải thoát, quan sát trí tuệ của chính mình và đi sâu vào thiền định, nhờ đó con người có thể hiểu được chính mình và hiểu rõ tất cả chúng sinh. Nhưng tôi có một thắc mắc, những nghi thức tôn giáo như là thần thông và cúng tế, chúng có ích lợi gì không?”
Bụt: Nếu có người muốn đi qua bờ sông bên kia thì anh ta phải làm sao?
Hiền triết : Nếu mức nước nông, anh ta sẽ phải lội qua. Nếu mực nước sâu, anh ta phải chèo thuyền qua sông, hoặc anh ta sẽ phải bơi qua.
Bụt: Nếu anh ta không muốn lội qua sông, không muốn bơi qua sông, cũng không muốn chèo thuyền qua sông thì sao? Vậy anh ta chỉ biết cầu xin thần linh thì bờ sông bên kia có hiện ra dưới chân anh ta không?
Hiền triết: Loại người này chúng ta gọi là hạng ngu, đại ngu
Bụt: Nếu như vậy, cũng có một người dùng trí tuệ chiến thắng dục vọng và ngu si, thì sao anh ta không thể nhìn vào chân lý và đạo giải thoát chứ? Chỉ lo cầu cúng hoặc hiến tế, thì anh ta chỉ mãi dậm chân tại chỗ chính nơi anh ta đang đứng mà thôi.
Hiền triết: Tôi đã đọc qua nhiều thánh điển, cũng được thọ giáo qua nhiều thày, nhưng chưa có ai dùng lời lẽ đơn giản như để chỉ bày trình bày chân lý màu nhiệm của sinh mạng. Xưa nay chưa từng có ai. Ngài sẽ đưa loài người tới chân lý vô thượng, Ngài quá từ bi như vậy, hỡi Đức Phật, xin hãy nhận con làm đệ tử của Ngài.
Các bạn thân mến, ngày nay con người đang hướng ra bên ngoài để tìm kiếm sự tĩnh lặng và hạnh phúc. Một khi người đó chưa thắng được sự ngu si bằng chính trí tuệ của mình thì anh ta vẫn không bao giờ đạt được hạnh phúc. Do đó, điều quan trọng là tự bạn phải bước lên đường giải thoát của chính mình. Hãy là ngọn đèn của chính mình, nhận ra Bụt ngay trong tâm mình. Luôn thức tỉnh và hành trì chánh pháp, chuyên chú vào nội tâm. Đừng trông chờ ai khác, hết thảy đều vô thường. An trú vững chãi trước mọi đổi thay, nỗ lực tinh tấn không mỏi mệt, không bao giờ bỏ cuộc trên con đường giác ngộ.
Tổng hợp từ Facebook của Diep Nguyen
No comments:
Post a Comment